Zenbook S 13 OLED hiện tại chính là chiếc laptop mỏng nhất thế giới cũng như trọng lượng cũng thuộc hàng nhẹ nhất thế giới. Con số 10.9mm cho độ mỏng và 1kg cho cân nặng không phải con số biết nói dối. Trải nghiệm của mình trong khoảng 1 tuần sử dụng là cực kì thoải mái, mình có thể mang và sử dụng nó ở bất kì đâu, bất kì lúc nào, đó chính là điểm mạnh nhất của một chiếc laptop mỏng, nhẹ và độ bền cao.
Những gì mà ASUS quảng cáo trên chiếc laptop này dễ làm cho người ta choáng ngợp, nhưng nhìn vào mức giá: từ 39 triệu đồng cho đến 50 triệu đồng là một số tiền không hề nhỏ, đến đây chúng ta phải bình tĩnh hơn, suy xét kĩ hơn về Zenbook S 13 OLED để xem nó có xứng đáng với số tiền đó hay không.
Những gì mà ASUS quảng cáo trên chiếc laptop này dễ làm cho người ta choáng ngợp, nhưng nhìn vào mức giá: từ 39 triệu đồng cho đến 50 triệu đồng là một số tiền không hề nhỏ, đến đây chúng ta phải bình tĩnh hơn, suy xét kĩ hơn về Zenbook S 13 OLED để xem nó có xứng đáng với số tiền đó hay không.
Thiết kế “điệu đà” hơn phiên bản 2022
Có một sự thật hiển nhiên với những chiếc laptop có trọng lượng từ 1kg trở xuống đó là nó thường được hoàn thiện từ các vật liệu rất nhẹ, nhưng độ bền cao và anh em thấy những chiếc laptop có trọng lượng loanh quanh ở mức 1kg thì giá nó thường không rẻ: LG gram, Zenbook S 13 OLED, ExperBook B9 hay MacBook Air M2, mà thực ra MacBook Air M2 nặng 1.2kg lận. Hơn nữa, những chiếc laptop mỏng và nhẹ như LG gram hay ExpertBook B9 nó thường đi kèm với những tiêu chuẩn độ bền của quân đội Mỹ, đó là một trong nhiều lí do khiến cho những chiếc laptop như vậy trở nên rất đắt đỏ.
Với Zenbook S 13 OLED cũng không ngoại lệ, nó đạt độ bền tiêu chuẩn MIL-STD 810H và độ bền của chiếc laptop này chúng ta có thể tạm yên tâm, hãy xét kĩ hơn về vật liệu cấu hình chiếc laptop này.
ASUS họ sử dụng hợp kim nhôm và magnesium để tạo ra Zenbook S 13 OLED và đó là lí do chính khiến cho chiếc máy này đạt trọng lượng ấn tượng, ngoài ra hãng cũng phải tính toán đến những linh kiện khác để giúp cho chiếc máy này nhẹ hơn nữa, xuống mức 1kg, ví dụ như tấm nền OLED (Zenbook S 13 OLED cũng là chiếc laptop OLED nhẹ nhất thế giới hiện nay, nhưng OLED vẫn đang là một tuỳ chọn chưa phổ biến bằng LCD trên laptop), tấm kính bảo vệ, viền màn hình cũng dùng vật liệu giống nhựa, đây sẽ là vị trí rất dễ trầy xước nếu sử dụng không cẩn thận, giữ gìn. Ấy vậy mà ASUS lại hào phóng trang bị viên pin 63Wh để giúp cho Zenbook S 13 OLED có được thời lượng dùng pin rất ấn tượng mà mình sẽ chia sẻ kĩ hơn với anh em ở dưới.
Dù mỏng và cực nhẹ nhưng mà chiếc laptop này lại không hề ọp ẹp, không hề dễ bị uốn cong, mình đã thử bẻ chiếc laptop này thì cũng không làm cho nó cong được, thậm chí nhét vào ba lô với rất nhiều đồ và cố tình tạo lên cho máy một áp lực nhất định thì máy vẫn không có vấn đề gì. Điều này chứng tỏ máy được gia công cứng cáp và thực tế là như vậy, mình có thể nhấn mạnh vào khung bàn phím mà nó vẫn không bị flex nhiều như LG gram.
Nhìn kĩ thì khung bàn phím được đúc nguyên một khối, sau đó lồng keycap vào thôi, nên để flex như LG gram các thế hệ từ 2022 trở về trước thì khó lắm.
Điểm cộng nữa của Zenbook S 13 OLED đó là nó có cổng 3.5mm và tận 2 cổng USB-C Thunderbolt 4, bên cạnh cổng USB-A và HDMI 2.0. Cổng kết nối đầy đủ, nhất là USB-A và HDMI là cực kì cần thiết cho giới văn phòng nói chung vì họ có nhiều thiết bị ngoại vi còn sử dụng cổng USB-A như chuột, bàn phím…Anh em đừng bảo là dùng Bluetooth nhé vì ở một số doanh nghiệp thì bộ phận IT sẽ vô hiệu hoá Bluetooth của một số thiết bị dành cho nhân viên đó, nên USB-A vẫn còn cần lắm nhé.
Mình cũng thích thiết kế nói chung của Zenbook S 13 OLED năm nay, nó khác biệt so với thế hệ năm ngoái và quan trọng nhất là nó vẫn đẹp. Mặt A với những đường nét cắt xẻ đó chính là logo mới của dòng Zenbook được phóng to lên, màu sắc ASUS lựa chọn cũng phù hợp, hài hoà, nói chung là đẹp. À, còn một yếu tố giúp chiếc laptop này đẹp hơn đó là nó ít tem dán hơn, nếu so với chiếc Zenbook Pro 14 OLED mình mới dùng qua thì mình thích Zenbook S hơn nhiều.
Thế hệ 2023 còn khác biệt so với thế hệ 2022 ở chỗ bản lề được nâng cao hơn, sử dụng cơ chế ErgoLift một cách rõ ràng nhất, “giao diện” chung của Zenbook S 13 OLED 2023 cũng có phần “điệu đà” hơn, tính đơn giản của phiên bản 2022 lại được thay đổi. Kế đến là việc mở máy bằng một tay, với Zenbook S của năm 2022 thì mình khá khó khăn trong việc mở máy, nhưng với thế hệ 2023 thì mở máy bằng một tay là vô cùng dễ dàng, nhưng mà nó cũng là vấn đề với chiếc máy này.
Khu vực bản lề này cũng là khu vực tản nhiệt chính của máy, tức là hơi nóng sẽ phả vào cạnh dưới của màn hình, hiện tại thì không sao, nhưng mình không chắc sau một khoảng thời gian dài sử dụng nó có ảnh hưởng gì đến màn hình hay không.
Điều thứ hai của Zenbook S 13 OLED về bản lề đó là lúc mở lên anh em sẽ thấy hụt tay một chút, mình không biết miêu tả thế nào cho chính xác, anh em có thể xem trong video. Đó là một kiểu bản lề mà những chiếc laptop cao cấp mình từng dùng qua gần như là không bị, một điểm trừ trong cách hoàn thiện của chiếc máy này, đặc biệt nếu so với mức giá. Tiếp theo nếu nhìn ở cạnh hông, màn hình và khung bàn phím không khít với nhau 100%, mình không rõ máy của mình bị như vậy hay đây là lỗi chung của ASUS, nhưng cũng là một điểm không nên có ở một chiếc laptop cao cấp giá lên đến 50 triệu đồng như vậy.
Nói chung về thiết kế của Zenbook S 13 OLED, so với thế hệ 2022 thì việc ASUS thay đổi về bản lề là điều mình thích, bổ sung trở lại cổng USB-A và HDMI là điểm bổ sung đáng tiền cho người dùng văn phòng, máy còn mỏng hơn dòng 2022 nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn nhất định, máy cũng điệu hơn so với các thế hệ trước đó nữa. ASUS rõ ràng đã làm cho dòng Zenbook S 13 OLED trở nên hiện đại, nhưng đánh đổi lại đó là khe tản nhiệt đặt ở vị trí sẽ gây nhiều sự lo lắng cũng như một số nhược điểm về hoàn thiện mình đã chia sẻ ở trên. Mình thích cả thiết kế của dòng 2022 và của dòng 2023, nhưng nếu chọn 1 thì mình sẽ chọn 2023, vì ngoài thiết kế nó còn có những cổng kết nối khác cần thiết cho công việc.
Màn hình đẹp
Zenbook S 13 OLED có tấm nền OLED được ASUS gọi là Lumina OLED nhưng về cơ bản nó là tấm nền OLED đẹp, hiển thị tốt và có một loạt các thông số ấn tượng.
Tấm nền kích thươc 13.3” với độ phân giải 2.8K (2880 x 1800), độ sáng 550nits, có chứng nhận VESA DisplayHDR True Black 500, đạt 100% DCI-P3, độ tương phản 1000000:1, độ sâu 10-bit màu, chứng nhận PANTONE Validated, phủ kính bóng glossy cho độ trong trẻo, tỉ lệ 16:10 giúp hiển thị tốt hơn so với 13.3” tỉ lệ 16:9.
Điểm trừ duy nhất của tấm nền của chiếc máy này đó là tốc dộ làm tươi chỉ là 60Hz, mình ước nó là 90Hz thôi cũng đã mượt hơn khá nhiều rồi. Còn về chất lượng hiển thị mình không có gì chê cả, màn hình hiển thị đẹp và dải sRGB cũng như Adobe RGB, DCI-P3 cũng có thông số rất cao:
Phía cạnh trên của màn hình là webcam với độ phân giải 1080p và hỗ trợ mở khoá bằng khuôn mặt nhờ co thêm cảm biến hồng ngoại.
Bàn phím của Zenbook S 13 OLED gõ chưa thực sự đã tay, hành trình phím hơi nông, nhưng layout hợp lý, cụm phím Fn như Home, End, PgUp, PgDn đã không còn chiếm hẳn một cột so với dòng Zenbook ngày xưa nữa.
Touchpad của máy không còn cụm phím số Numpad nhưng mà kích thước to hơn thế hệ 2022 và đây là điểm mình thích, nếu để chọn Numpad hay diện tích lớn hơn thì mình sẽ chọn diện tích lớn, vì touchpad của laptop thì cứ càng to càng sướng, đặc biệt với máy tính Windows. Nhưng mà mình cũng ước rằng phải chi đây là touchpad cảm ứng lực, trải nghiệm sẽ tốt hơn rất nhiều, mình rất muốn ASUS cải tiến về touchpad vì họ vốn là một hãng sáng tạo và nghĩ cho người dùng khá nhiều, đã tích hợp được cả Numpad thì touchpad cảm ứng lực không phải quá khó với ASUS, chính họ cũng đã có mẫu máy trang bị touchpad kiểu này rồi.
Năm nay Zenbook S 13 OLED chỉ có 1 phiên bản duy nhất sử dụng nền tảng Intel Raptor Lake-U thay vì AMD Ryzen 6000 series như thế hệ 2022. Cụ thể với chiếc máy này đang sở hữu nền tảng Intel Core i7-1355U 10 nhân 12 luồng, RAM 32GB LPDDR5 và SSD 1TB PCIe 4.0.
Đây là cấu hình rất dồi dào và đủ đầy cho công việc văn phòng, đặc biệt là RAM, nhưng với phiên bản của mình là max option của Zenbook S nên giá là 50 triệu đồng. Core i7-1355U là con CPU có TDP 15W nhưng mình rất ấn tượng với thông số xung nhịp P-core là 5.0GHz cũng như E-core là 3.7GHz. Sẽ có 2 nhân P-core và 8 nhân E-core và nếu so với Raptor Lake-P thì trên lý thuyết, hiệu năng của Raptor Lake-U không mạnh bằng.
Và kết quả thực sự là như vậy, thông số lý thuyết là thế nhưng thực tế với Zenbook S 13 OLED thì Core i7-1355U có thể boost lên đến 41W (PL2 Dynamic) và ổn định ở 20W, nhiệt độ thì tối đa 97 độ C nên máy không thể duy trì mức công suất điện cao ở thời gian lâu (chạy ở mức hiệu năng cao nhất). Xung boost của Core i7-1355U trên Zenbook S 13 OLED là 4.7GHz cho đơn nhân và 3.2GHz cho đa nhân. Nếu chuyển sang chế độ Balanced thì lúc này đa nhân sẽ hoạt động với mức xung 2.3GHz ở 23W và đơn nhân 3.7GHz ở 20W.
Dù sao thì đây không phải chiếc laptop để khoe về hiệu năng hoặc những điểm số benchmark ấn tượng mà nó thiên về trải nghiệm làm việc và thực sự làm việc trên Zenbook S 13 OLED rất tuyệt, nhờ lượng RAM dồi dào, tốc độ cao lẫn SSD cũng dùng của Samsung đem lại khả năng giải nén và tốc độ mở app nhanh.
Quá trình sử dụng khi tải nặng thì tiếng quạt gió kêu khá to, khoảng 45-47dB, dù máy mỏng nhẹ nhưng ASUS vẫn trang bị 2 quạt tản nhiệt và 2 ống đồng, so với chiếc máy này thì hệ thống đó đã là “khủng” lắm rồi và cũng nhờ nó mà chiếc máy này khi chạy nặng không bị throttling nặng nề. Một số dòng máy cũng rất mỏng, nhẹ mà mình biết sử dụng chỉ 1 quạt và sau cùng thì hiệu năng của nó không thể cao.
Nhìn chung thì công việc liên quan đến bộ Office với cá nhân mình thì nó hoàn toàn ổn để sử dụng ở nhu cầu cơ bản, tất nhiên làm việc văn phòng nó có nhiều loại, rất nhiều nhu cầu khác nhau nhưng cơ bản thì Zenbook S 13 làm tốt. Với những dòng ultrabook thì kinh nghiệm của mình đó là dung lượng RAM, càng nhiều càng tốt và thấp nhất thì cũng phải 16GB để mọi thao tác sử dụng không bị khó chịu vì máy báo thiếu RAM.
Chiếc máy này sở hữu viên pin 63Wh, thấp hơn một chút so với thế hệ 2022 là 67Wh, nhưng đổi lại máy mỏng hơn mà, và quan trọng hơn cả là thực tế sử dụng pin của Zenbook S 13 OLED rất tốt. Trung bình mình có thể sử dụng cả một ngày dài làm việc, từ 10h sáng đến 8h tối.
Zenbook S 13 đạt tiêu chuẩn Intel Evo và với những chiếc laptop có Intel Evo mình trải nghiệm qua từ trước đến giờ, hiếm có một chiếc máy nào có thời gian sử dụng pin tệ, thấp lắm cũng là khoảng 5 tiếng trở lên. Zenbook S 13 2023 năm nay đạt 7-8 tiếng sử dụng là chuyện rất bình thường. Các tác vụ của mình với chiếc máy này chủ yếu là nhu cầu văn phòng, chế độ hiệu năng ở mức Standard thiết lập trong MyASUS, độ sáng 80-85%.
Như đã chia sẻ, máy nhiều RAM thì càng tốt, SSD càng nhiều cũng càng tốt, nhưng khi giá đã lên đến 50 triệu đồng thì với mình tuỳ chọn này sẽ chỉ dành cho một số ít cho đến rất ít người mà thôi, còn để tối ưu nhất thì mình nghĩ rằng, tuỳ chọn 16GB RAM và 512GB SSD cộng với các giải pháp lưu trữ đám mây sẽ là sự lựa chọn tốt hơn. Đặc biệt với tuỳ chọn này giá sẽ mềm hơn tận 10 triệu đồng, chúng ta vẫn có được ngoại hình và chất lượng build, màn hình, pin tương tự như phiên bản 50 triệu, thậm chí 40 triệu cũng là con số hợp nhất với Zenbook S 13 OLED này.
- sRGB 100%.
- Adobe RGB: 90%.
- DCI-P3: 98%.
- Delta E: ~2.
- Độ sáng 100%: 372 nits, tương phản: 8750:1, white point: 6700
Phía cạnh trên của màn hình là webcam với độ phân giải 1080p và hỗ trợ mở khoá bằng khuôn mặt nhờ co thêm cảm biến hồng ngoại.
Bàn phím của Zenbook S 13 OLED gõ chưa thực sự đã tay, hành trình phím hơi nông, nhưng layout hợp lý, cụm phím Fn như Home, End, PgUp, PgDn đã không còn chiếm hẳn một cột so với dòng Zenbook ngày xưa nữa.
Touchpad của máy không còn cụm phím số Numpad nhưng mà kích thước to hơn thế hệ 2022 và đây là điểm mình thích, nếu để chọn Numpad hay diện tích lớn hơn thì mình sẽ chọn diện tích lớn, vì touchpad của laptop thì cứ càng to càng sướng, đặc biệt với máy tính Windows. Nhưng mà mình cũng ước rằng phải chi đây là touchpad cảm ứng lực, trải nghiệm sẽ tốt hơn rất nhiều, mình rất muốn ASUS cải tiến về touchpad vì họ vốn là một hãng sáng tạo và nghĩ cho người dùng khá nhiều, đã tích hợp được cả Numpad thì touchpad cảm ứng lực không phải quá khó với ASUS, chính họ cũng đã có mẫu máy trang bị touchpad kiểu này rồi.
Hiệu năng đủ dùng cho công việc cơ bản, đa nhiệm tốt
Năm nay Zenbook S 13 OLED chỉ có 1 phiên bản duy nhất sử dụng nền tảng Intel Raptor Lake-U thay vì AMD Ryzen 6000 series như thế hệ 2022. Cụ thể với chiếc máy này đang sở hữu nền tảng Intel Core i7-1355U 10 nhân 12 luồng, RAM 32GB LPDDR5 và SSD 1TB PCIe 4.0.
Đây là cấu hình rất dồi dào và đủ đầy cho công việc văn phòng, đặc biệt là RAM, nhưng với phiên bản của mình là max option của Zenbook S nên giá là 50 triệu đồng. Core i7-1355U là con CPU có TDP 15W nhưng mình rất ấn tượng với thông số xung nhịp P-core là 5.0GHz cũng như E-core là 3.7GHz. Sẽ có 2 nhân P-core và 8 nhân E-core và nếu so với Raptor Lake-P thì trên lý thuyết, hiệu năng của Raptor Lake-U không mạnh bằng.
Và kết quả thực sự là như vậy, thông số lý thuyết là thế nhưng thực tế với Zenbook S 13 OLED thì Core i7-1355U có thể boost lên đến 41W (PL2 Dynamic) và ổn định ở 20W, nhiệt độ thì tối đa 97 độ C nên máy không thể duy trì mức công suất điện cao ở thời gian lâu (chạy ở mức hiệu năng cao nhất). Xung boost của Core i7-1355U trên Zenbook S 13 OLED là 4.7GHz cho đơn nhân và 3.2GHz cho đa nhân. Nếu chuyển sang chế độ Balanced thì lúc này đa nhân sẽ hoạt động với mức xung 2.3GHz ở 23W và đơn nhân 3.7GHz ở 20W.
Dù sao thì đây không phải chiếc laptop để khoe về hiệu năng hoặc những điểm số benchmark ấn tượng mà nó thiên về trải nghiệm làm việc và thực sự làm việc trên Zenbook S 13 OLED rất tuyệt, nhờ lượng RAM dồi dào, tốc độ cao lẫn SSD cũng dùng của Samsung đem lại khả năng giải nén và tốc độ mở app nhanh.
Quá trình sử dụng khi tải nặng thì tiếng quạt gió kêu khá to, khoảng 45-47dB, dù máy mỏng nhẹ nhưng ASUS vẫn trang bị 2 quạt tản nhiệt và 2 ống đồng, so với chiếc máy này thì hệ thống đó đã là “khủng” lắm rồi và cũng nhờ nó mà chiếc máy này khi chạy nặng không bị throttling nặng nề. Một số dòng máy cũng rất mỏng, nhẹ mà mình biết sử dụng chỉ 1 quạt và sau cùng thì hiệu năng của nó không thể cao.
Nhìn chung thì công việc liên quan đến bộ Office với cá nhân mình thì nó hoàn toàn ổn để sử dụng ở nhu cầu cơ bản, tất nhiên làm việc văn phòng nó có nhiều loại, rất nhiều nhu cầu khác nhau nhưng cơ bản thì Zenbook S 13 làm tốt. Với những dòng ultrabook thì kinh nghiệm của mình đó là dung lượng RAM, càng nhiều càng tốt và thấp nhất thì cũng phải 16GB để mọi thao tác sử dụng không bị khó chịu vì máy báo thiếu RAM.
Pin dùng 7 tiếng
Chiếc máy này sở hữu viên pin 63Wh, thấp hơn một chút so với thế hệ 2022 là 67Wh, nhưng đổi lại máy mỏng hơn mà, và quan trọng hơn cả là thực tế sử dụng pin của Zenbook S 13 OLED rất tốt. Trung bình mình có thể sử dụng cả một ngày dài làm việc, từ 10h sáng đến 8h tối.
Zenbook S 13 đạt tiêu chuẩn Intel Evo và với những chiếc laptop có Intel Evo mình trải nghiệm qua từ trước đến giờ, hiếm có một chiếc máy nào có thời gian sử dụng pin tệ, thấp lắm cũng là khoảng 5 tiếng trở lên. Zenbook S 13 2023 năm nay đạt 7-8 tiếng sử dụng là chuyện rất bình thường. Các tác vụ của mình với chiếc máy này chủ yếu là nhu cầu văn phòng, chế độ hiệu năng ở mức Standard thiết lập trong MyASUS, độ sáng 80-85%.
Chọn máy “max option” có phải lúc nào cũng tốt?
Như đã chia sẻ, máy nhiều RAM thì càng tốt, SSD càng nhiều cũng càng tốt, nhưng khi giá đã lên đến 50 triệu đồng thì với mình tuỳ chọn này sẽ chỉ dành cho một số ít cho đến rất ít người mà thôi, còn để tối ưu nhất thì mình nghĩ rằng, tuỳ chọn 16GB RAM và 512GB SSD cộng với các giải pháp lưu trữ đám mây sẽ là sự lựa chọn tốt hơn. Đặc biệt với tuỳ chọn này giá sẽ mềm hơn tận 10 triệu đồng, chúng ta vẫn có được ngoại hình và chất lượng build, màn hình, pin tương tự như phiên bản 50 triệu, thậm chí 40 triệu cũng là con số hợp nhất với Zenbook S 13 OLED này.